Nội dung quyền trong pháp luật quốc tế Pháp luật quốc tế về nhân quyền

Quyền dân sự, chính trị

  • Quyền sống
  • Quyền bầu cử, ứng cử
  • Quyền không bị tra tấn, đối xử dã man, tàn nhẫn hay xúc phạm nhân phẩm
  • Quyền tự do và an ninh cá nhân
  • Quyền được xét xử bằng một tòa án độc lập, không thiên vị
  • Quyền được khắc phục, bồi thường về pháp lý khi bị vi phạm
  • Quyền được bảo vệ đời tư
  • Quyền tự do đi lại và lựa chọn nơi cư trú
  • Quyền có quốc tịch
  • Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
  • Quyền tự do ngôn luận và bày tỏ chính kiến
  • Quyền tự do lập hội, hội họp

Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa

  • Quyền làm việc và hưởng thù lao công bằng, hợp lý
  • Quyền được hưởng những điều kiện làm việc công bằng, thuận lợi
  • Quyền được hưởng an sinh xã hội
  • Quyền được thành lập và gia nhập công đoàn
  • Quyền được bảo vệ của gia đình, bảo hộ đặc biệt đối với các bà mẹ trước và sau sinh con
  • Quyền có mức sống bảo đảm
  • Quyền được chăm sóc sức khỏe
  • Quyền được giáo dục
  • Quyền sở hữu tài sản

Quyền của các nhóm dễ bị tổn thương

Các nhóm xã hội dễ bị tổn thương (vulnerable groups) là khái niệm dùng để chỉ các cộng đồng, nhóm người có vị thế về chính trị, kinh tế hoặc xã hội thấp hơn đa số, khiến họ có nguy cơ cao hơn bị bỏ quên hay bị vi phạm quyền. Bởi vậy, họ cần được chú ý bảo vệ đặc biệt so với những nhóm, cộng đồng người khác.

Các nhóm người dễ bị tổn thương gồm: Phụ nữ, Trẻ em, Người tị nạn, Người bị mất nơi ở trong nước (VD: do việc xây dựng các công trình thủy lợi), Thanh niên, Người không có quốc tịch (những người từ CPC về), Người thiểu số, Người bản địa, Người lao động di cư, Người khuyết tật, Người cao tuổi, Người có HIV/AIDS...